CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ CŨ VÀI TRĂM TRIỆU
Câu chuyện về những chiếc đồng Đồng hồ cũ, rất cũ nhưng cũng không thể gọi là cổ được nếu niên đại của nó chỉ từ 100 năm đổ lại đây. Ở nước ngoài quy định rất rạch ròi: antique (đồ cổ) chỉ dành cho những cái trên 100 năm, vintage (đồ cũ) dành cho những cái từ 10 năm đến dưới 100 năm và pre-owned (đồ đã qua sử dụng) là hàng sản xuất mới gần đây nhưng đã qua tay người khác Nếu chỉ đơn thuần là xem giờ thì chỉ cần một chiếc đồng hồ Quartz hay đơn giản chỉ là tận dụng điện thoại di động của mình. Một chiếc đồng hồ điện tử như Casio hay Swatch thì khả năng chính xác giờ và chịu được những tác động bên ngoài hẳn ăn đứt mấy ông lão như Omega, Movado, Bulova … Thế nhưng tại sao những người yêu thích đồng hồ vẫn chọn những dòng vintage (những chiếc đồng hồ 3C = cơ + cũ + cổ).
Nó là một thú chơi, một tình yêu, một hoài niệm. Và nếu vậy thì bản thân nó đã là một khái niệm khó nắm bắt và giải thích. Giá trị thật sự nằm ở đâu? Độ quý hiếm, dấu ấn lịch sử hay một trào lưu? Câu trả lời có thể là tựu chung của tất cả các yếu tố đó! Những người thích chơi đồng hồ 3C, họ sống chậm với nhịp đập thời gian thổn thức qua từng ngày, vui thú với những vòng xoay dây cót và mãn nguyện chào tạm biệt những chiếc đồng hồ 3C yêu thích trước trước khi kết thúc một ngày. Đồng hồ 3C là một thực thể sống và gắn bó, đòi hỏi mình phải quan tâm đến nó thường xuyên. Nếu không làm thế, không lên dây cót, không đeo thường xuyên nó sẽ chết. Và cứ vậy, nỗi ám ảnh mỗi lúc một dày thêm, “nỗi ám ảnh về thời gian”.
Thế nào là đồng hồ cổ
Đồng hồ cũ, rất cũ nhưng cũng không thể gọi là cổ được nếu niên đại của nó chỉ từ 100 năm đổ lại đây. Ở nước ngoài quy định rất rạch ròi: qntique (đồ cổ) chỉ dành cho những cái trên 100 năm, vintage (đồ cũ) dành cho những cái từ 10 năm đến dưới 100 năm và pre-owned (đồ đã qua sử dụng) là hàng sản xuất mới gần đây nhưng đã qua tay người khác. Mà ở Việt Nam rất khó kiếm được một chiếc đồng hồ cổ đúng nghĩa, chưa bàn đến việc đã cổ lại còn là hàng có một không hai, hiếm có khó tìm. Giờ đây, khoảng cách Đông - Tây không còn là vấn đề to lớn, một số đồng hồ cổ, quý, có lai lịch rõ ràng, được kiểm định du nhập vào Việt Nam nhưng không nhiều và người sở hữu nó thường không muốn giao lưu hoặc công bố trước dư luận.
Không phải đồng hồ cổ là phải cũ kỹ, xấu xấu bẩn bẩn. Thực tế có nhiều chiếc sau hơn 1 thế kỷ tồn tại vẫn còn rất mới, có khi còn nguyên - còn được gọi là Hàng tồn khi lâu năm (New Old Stock). Nó có thể mới tinh nguyên hộp vì lý do nào đó mà chủ nhân cũ của nó chưa từng sử dụng hoặc bảo quản trong điều kiện cực kỳ lý tưởng. Những chiếc đồng hồ này được giới sưu tầm đặc biệt quan tâm, săn tìm, và rất khó để họ chịu đánh đổi một khi đã sở hữu. Ở Việt Nam thú chơi đồng hồ cổ đôi khi chỉ dừng lại ở dạng phong trào, thích đó rồi chán đó. Họ mua bằng mọi giá và cuối cùng … chán vì nhiều lẽ. Đã có lúc người ta tưởng có thể đem toàn bộ đồng hồ cổ quý hiếm ở trời Âu về đất Việt, và quả thực cách họ xuống tiền cũng khiến cho khối nhà sưu tập sừng sỏ trên thế giới và khu vực phải kiêng nể. Nhưng, phong trào mà, cái này qua đi thì cái khác sẽ ập tới, và biến thú chơi đồng hồ cũ ngày càng gần gũi với lĩnh vực thời gian, vốn chẳng hề liên quan. Vô hình chung giá trị của đồng hồ thì giảm dần đều. Nguồn: vietnamnet
Nguồn: CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ CŨ VÀI TRĂM TRIỆU
Xem thêm: SEDNA GOLD – ĐỒNG HỒ OMEGA ĐỒNG HỒ CITIZEN PROMASTER ECO-DRIVE AQUALAND VÀ GIẢI THƯỞNG THIẾT KẾ CITIZEN VÀ Ý NGHĨA THÔNG ĐIỆP: BETTER STARTS NOW NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ ẤN TƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI QUY TẮC ĐEO ĐỒNG HỒ NAM VỚI VEST ĐỒNG HỒ LONGINES – THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ LỪNG DANH THẾ GIỚI
ĐỒNG HỒ CITIZEN PROMASTER ECO-DRIVE ALTICHRON
VẬT LIỆU HIGH-TECH CERAMIC TRONG SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ
LONGINES - DI SẢN VÀ VẺ ĐẸP TRUYỀN THỐNG
NÊN CÓ BAO NHIÊU CHIẾC ĐỒNG HỒ LÀ ĐỦ?
Nhận xét
Đăng nhận xét